Tìm kiếm Tài nguyên trên violet.vn
5 nhược điểm khi tạo website giáo dục VN
Ảnh minh họa |
TTO - Giờ đây, cộng đồng giáo viên đang bắt đầu tham gia vào “làn sóng thứ hai”: tạo website hoặc blog để phục vụ cho công tác giảng dạy của mình. Từ đây, nhiều bất cập của các website, blog do các giáo viên tạo ra dần thể hiện rõ.
1 - Chưa nhận định rõ trình độ và chưa xác định đúng đối tượng
Qua kinh nghiệm làm việc, chúng tôi nhận thấy nhiều giáo viên rất tâm huyết với nghề và rất mong muốn có một website để chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy, các tư liệu giáo dục và cả… thể hiện bản thân mình. Chính vì sự hăng hái đó, họ thường ngộ nhận hay bỏ qua nhiều yếu tố quan trọng về bản thân mình và về đối tượng thăm viếng website.
Có giáo viên mới lần đầu thực hiện được một website cho mình (nhờ vào các công cụ có sẵn) và chưa có hiểu biết nhất định về ngôn ngữ web, nhưng đã mạnh dạn đứng ra nhận làm… dịch vụ thiết kế website, quảng cáo các khóa dạy thêm, dạy học trực tuyến và yêu cầu người xem đóng phí. Bất kỳ người nào từng làm việc trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ thiết kế website hoặc các khóa học trực tuyến đều hiểu rõ các vấn đề về kỹ thuật, cơ sở hạ tầng mà mình cần đáp ứng, và không dễ gì một cá nhân với trình độ sơ khởi ban đầu có thể thực hiện thành công.
Và cũng chính vì chưa xác định rõ đối tượng viếng thăm website, nên một số giáo viên thường xây dựng các website với mọi chủ đề: môn học mình giảng dạy, tin tức trên các báo, các video clip dạy nấu ăn, dạy thắt cravat, các đoạn video clip bóng đá, các bài viết tâm sự về tình cảm, giới tính… Những website này làm người viếng thăm thật sự bối rối vì họ không rõ nội dung website và người thực hiện muốn hướng đến điều gì. Anh ta đang dạy môn học X, Y dành cho học sinh của mình hay anh ta đang làm một blog để bàn mọi chuyện trên trời dưới đất?
2. Chưa chuẩn bị tốt các tài liệu phục vụ công tác giảng dạy
Để xây dựng một website giáo dục hỗ trợ đắc lực cho công tác giảng dạy, giáo viên cần nắm rõ môn học mình giảng dạy, hiểu được những vấn đề nào thường gây khó khăn cho người học. Tập trung đưa thêm nhiều tài liệu học tập giải thích cho vấn đề, hiện tượng mà mình không có thời gian giảng nhiều trên lớp.
Đồng thời cũng nên xây dựng các bài giảng, tài nguyên giáo dục theo sát chương trình mình đang dạy và có thêm các liên kết dẫn đến các trang web bên ngoài có cung cấp thêm thông tin về đề tài đó.
Làm được những công việc trên, giáo viên sẽ thể hiện được sự am hiểu chuyên môn của mình, đem lại những cơ hội học tập thêm cho các em học sinh và là nguồn tham khảo thêm cho các đồng nghiệp.
Chúng tôi từng thấy những trang web và blog do giáo viên xây dựng mà nội dung thì phần “vui chơi giải trí” nhiều hơn phần “học hành nghiêm túc”.
3 - Website mắc nhiều lỗi thiết kế
Do mong muốn website của mình độc đáo và đẹp, nhiều giáo viên sẵn sàng làm một banner có dung lượng vài trăm KB, hình nền của web quá nhiều chi tiết và hoa văn làm nội dung bên trên không thể đọc được một cách rõ ràng. Một chuyên viên thiết kế web biết rõ một banner nên có dung lượng tối đa khoảng 50KB hoặc phải cắt nhỏ đối tượng đồ họa khi có dung lượng lớn hơn.
Cách tốt nhất để trang bị cho mình vài kiến thức căn bản về web là hãy dạo một vòng quanh các website chuyên về thiết kế.
Khi dung lượng hình quá lớn, chúng ta đang bắt người học trả tiền truy cập web cho “xu hướng thẩm mỹ” của chúng ta.
4 - Thiếu tương tác
Quá trình học là một quá trình tương tác, dù đó là học trực tiếp mặt đối mặt hay học thông qua mạng. Tuy nhiên, nhiều giáo viên đã quên điều này. Website thiết kế ra thường chỉ chú ý chiều từ người dạy đến người học, mà thiếu chiều ngược lại. Do đó, thầy cô cần thêm các mục liên hệ, viết lời bình, chat trực tiếp… cho website của mình.
5 - Thiếu cập nhật
Khi sự háo hức ban đầu vơi đi, nhiều giáo viên cũng không còn thiết tha gì chuyện cập nhật cho website của mình. Mặc dù trên website của họ, tài liệu học tập vẫn còn chưa đủ phục vụ cho công việc và người học. Sự trì trệ này xuất phát từ tâm lý: “Mình dạy học sinh trên lớp mà, có cần gì cái website đâu!”.
Quả thật, chúng ta vẫn dạy học sinh chủ yếu qua những giờ trên lớp, nhưng chính website giáo dục do mình xây dựng sẽ là cánh tay nối dài cho việc dạy và học. Dạy học không còn bị bó gọn trong bốn bức tường khô cứng. Và nhiều học sinh, nhiều đối tượng ở nhiều vùng miền khác sẽ có cơ hội tiếp cận những bài giảng của mình. Đó chính là cánh cửa để việc học trở thành “học tập suốt đời” đúng theo tiêu chí của UNESCO và yêu cầu của thời đại thông tin ngày nay.
Vượt qua được nhược điểm trên, các website do các giáo viên xây dựng chắc chắn trở thành các “trung tâm học tập”, các “trợ tá giảng dạy” cho việc dạy của người thầy và việc học của học trò. Hơn nữa, rào cản địa lý sẽ không còn là trở ngại cho nhiều em học sinh nghèo nhưng hiếu học trên đất nước ta.
ThS TRƯƠNG TINH HÀ
(giám đốc điều hành website giaovien.net)
Nguồn: http://nhipsongso.tuoitre.com.vn/Index.aspx?ArticleID=319474&ChannelID=16
Nguyễn Lương Hùng @ 10:07 05/06/2009
Số lượt xem: 110322
- Ngày hội CNTT lần thứ nhất ngành Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị (24/04/09)
- Chào mừng thành viên Thư viện Violet thứ 1 triệu (20/04/09)
- Đăng ký tên miền riêng .edu.vn được giảm giá (27/03/09)
- Ngày hội CNTT Thủ đô Hà Nội lần thứ nhất (26/03/09)
- Sử dụng tên miền http://tên_đơn_vị.edu.vn cho các trang riêng của đơn vị (25/02/09)
Bài viết rất hay ! Có ích cho những ai mới bắt đầu viết blog (bản thân tôi cũng vậy) và đặc biệt là các trường THPT và THCS có ý định lập web hay mới lập.
Nhưng dù sao cũng phải nhìn nhận từ nhiều phía !
Vậy tại sao đa số blog giáo viên, web của các trường trường ít được đầu tư ?
Về vấn đề web trường tôi không bàn đến, nhưng còn blog và web của giáo viên !
Theo tôi, có một số vấn đề sau :
1. Khả năng CNTT của đa số GV chưa thể thực hiện được như yêu cầu
2. Đa số GV lập bog, web không thật sự vì mục đích giáo dục. Có người thì lập vì sở thích, có người thì lập để có tramg riêng, có người thì lập để giải trí ....
3. Blog và web của GV chưa thực sự được đầu tư do thời gian và công việc quá bận. Cuộc sống của đa số GV hiện nay có thể nói là khá chật vật, đặc biệt là những gia đình nào đều là giáo viên. Vì vậy, suốt ngày lo bươn chải cuộc sống, người nào giỏi và thuộc một số môn có học sinh thì suốt ngày lo chạy sô.
4. KHông ai có thể bỏ công sức hàng tháng, hàng năm trời để chỉ làm từ thiện (công không). Khi cuộc sống còn khó khăn.
Trên đây là ý kiến của tôi. Còn không biết những GV có điều kiện thì suy nghĩ vấn đề này như thế nào !
Tôi cũng tán thành với ý kiến của một số bạn về tiêu đề của bài viết và tôi cũng hết sức đồng tình với ý kiến của TH S Trương Tinh Hà . Tạo được một Banner độc đáo, có thẩm mĩ ,nó thể hiện được phần nào về khả năng thiết kế cũng như óc thẩm mĩ của quản trị trang web nhưng quả thực, nó gây rắc rối không ít đến tốc độ truy cập vào trang web của các thành viên hay những pan hâm mộ . Vì vậy tôi nghĩ, khi tạo banner cho web, chúng ta cần chú ý đến vấn đề này và đặc biệt hơn nữa là nội dung của web, đừng biến web thành một một trang giao lưu, giải trí mà hãy để nó trở thành một người bạn, một người thầy giúp chúng ta có thể mở rộng tầm hiểu biết, phục vụ tốt cho chuyên môn và vốn sống của bản thân.
Rất cám ơn ông ThS TRƯƠNG TINH HÀ
hy vọng bạn đọc sẽ có được những thông tin thiết thực theo đúng hướng
- Trong khi làm trang riêng, Quý Thầy Cô cần biết các đoạn Code: trang trí, liên kết,... trên website.
- Bản thân Tôi đã dùng vài đoạn code sau (ST từ các trang riêng)
xin chia sẻ Thầy cô tại đây.